Họa mi là một trong những giống chim cảnh rất được người chơi chim ưa chuộng. Chim họa mi thuộc họ chim sâu, hót hay đá giỏi nhưng lại rất nhát người. Do vậy, người nuôi chim cần đầu tư thời gian, công sức, và kiên trì để thuần hóa được một chú chim họa mi thành thục.
Đôi nét về chim Họa mi
Thân hình: Đặc trưng của họ chim sâu là thân hình nhỏ nhắn. Họa mi có các bộ phận cân đối, tương xướng với nhau. Đầu chim bằng có mỏ thẳng. Chim có lông đuôi dài và các móng sắc nhọn.
Mắt: Điểm thu hút người chơi chim chính là ở đây. Theo chia sẻ của những người chơi lâu năm, khi nhìn vào mắt Họa mi có thể đoán xem tính cách của chim hiền hay dữ, dạn hay nhát,…Họa mi có mắt tròn, không có lòng trắng, đồng tử đen tuyền. Viền mắt với nhiều màu sắc khác nhau như: màu hoàng kim, bảo thạch lục, bạch nhãn thủy, phỉ thúy lục,…
Lông: Họa mi có bộ lông dày, mượt, đa dạng về màu sắc và có sự khác nhau tùy vùng miền. Họa mi ở vùng cao như Điện Biên, Hà Giang thường có màu nhạt, ánh bạc. Khác với họa mi ở miền thấp hơn như Lạng Sơn sẽ có màu đậm hơn, hung đỏ.
Trong hệ sinh thái tự nhiên, họa mi đánh dấu lãnh địa riêng và không chấp nhận sự có mặt của con đực khác. Chúng sẽ chiến đấu quyết liệt để tranh giành con mái.
Phân biệt họa mi trống – mái
So với các loài chim khác thì họa mi rất dễ phân biệt chim trống và mái dựa trên hình dáng bên ngoài. Chim mái thường có thân hình mảnh khảnh, đầu nhỏ. Chim trống đầu to hơn, sợi râu gần mỏ mọc xuôi theo chiều mỏ, cơ thể vạm vỡ hơn với bộ lông sặc sỡ màu sắc.
Những lưu ý khi nuôi chim họa mi
Như đã nói ở trên, họa mi là giống chim nhát người. Nên khi mới bắt về, lồng chim họa mi nên phủ áo lồng, treo chim ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Nên để 1 kẽ hở vừa đủ để chim thích nghi dần. Một biện pháp hữu hiệu để thuần chim trống là cho treo gần lồng chim cái đã được thuần để chúng bớt sợ và thích nghi môi trường nuôi nhốt nhanh hơn.
Chăm sóc và huấn luyện cho chim nên đều đặn và đúng giờ để hình thành thói quen cho chim, tăng phản xạ có điều kiện. Họa mi rất thích tắm và có thói quen mổ lông cho sạch khi tắm xong. Nên chú ý thời gian chim thay lông nên hạn chế tắm 2-3 ngày/lần để lông mọc lại đều và đẹp hơn.
>>>Xem thêm:
Top 10 loài chim cảnh được ưa chuộng tại Việt Nam
Bí kíp nuôi chim cu gáy non sống khỏe gáy hay
Thức ăn cho họa mi
Xuất thân từ vùng đồng quê, sông núi, chim họa mi cũng rất dễ nuôi và tìm kiếm thức ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng là gạo trộn trứng, cám tự chế biến, cào cào, châu chấu, dế hoặc nhộng tằm. Nên phân chia khẩu phần ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho chim, không nên thay đổi thức ăn của chim đột ngột sang loại mới để chim có thời gian làm quen.
Giá bán chim họa mi
Thị trường hiện nay, giá bán chim họa đa dạng tùy chủng loại. Chim bổi tuyển chọn từ 600.000 – 700.000 đ/con đã biết ăn cám, biết hót không tật lỗi. Chim bổi lỡ: 800.000-1 triệu đ/con nuôi lồng từ 5-7 tháng. Chim thuộc giá khoảng 2 triệu đ/con chơi được 2 năm trở nên và đá giỏi. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị tại https://inoxthaian.vn/ nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
TOP 5 GIỐNG CHÓ CẢNH DỄ NUÔI NHẤT Ở VIỆT NAM
Th3
Sự khác biệt giữa chuồng chó Sơn Tĩnh Điện và các loại chuồng chó khác
Th3
Cách bài trí bàn làm việc hợp phong thủy thu tài lộc
Th9
Cách huấn luyện chó con NGHE LỜI ĐƠN GIẢN ngay tại nhà
Th12
Cách nuôi và huấn luyện chó Becgie Đức
Th1
Ý nghĩa của ngày tết nguyên đán
Th1
Cách huấn luyện chim vành khuyên non
Th4
Thưởng thức loài chim quý tại Vườn quốc gia Bạch Mã
Th10