Cũng giống như con người những chú cún của bạn cũng có thể bị mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu cho thấy chú cún của bạn đang bị bệnh. Và bạn là người vai trò chủ chốt trong trận chiến với bệnh tật. Từ đó bạn sẽ có biện pháp kịp thời giúp chó bị bệnh mau chóng khỏe mạnh.
Các triệu chứng cho thấy chó đang bị bệnh.
Những chú chó không thể mô tả các triệu chứng bệnh của mình cho chủ biết. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận ra các dấu hiểu cho thấy chúng đang ốm. Một sự thât khá đáng sợ là ít nhất 10% thú cưng có vẻ khỏe mạnh trước mặt chủ và trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kì ở chỗ bác sĩ thú ý lại đang tiềm ẩn trong mình các căn bệnh. Hãy quan sát xem cún cưng của bạn có các dấu hiệu nào dưới đây không nhé !
- Chó bị hôi miệng, hơi thở nặng mùi hoặc hay chảy nước dãi.
- Uống nước hoặc đi tiểu quá nhiều.
- Thay đổi khẩu vị liên tục, kèm theo đó là tăng cân hoặc giảm cân đột ngột.
- Thay đổi các thói quen sinh hoạt.
- Gặp khó khăn khi đứng dậy hoặc leo cầu thang, thân mình bị căng cứng.
- Ngủ nhiều hơn bình thường, hoặc có sự thay đổi về thái độ, cách cư xử.
- Bị ho, hắt hơi, thở dốc quá nhiều, hoặc hô hấp khó khăn.
- Da khô ráp hoặc bị ngứa, bị lở loét, sưng, viêm hoặc thường xuyên lắc đầu.
- Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa hoặc thay đổi nhu động ruột.
- Mắt bị khô, đỏ hoặc bị đục.
- Chó bị nôn, ói.
Nếu cún cưng của bạn đang có các dấu hiệu trên, bạn cần phải liên hệ với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán và điều trị bệnh cho cún.
Bởi các dấu hiệu bệnh ở trên không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. Chính vì vậy, bác sĩ thú y có thể sẽ đề nghị làm xét nghiệm chăm sóc phòng ngừa cho chó của bạn đi khám sức khỏe định kì. Bạn có thể tham khảo các xét nghiệm và kiểm tra định ký dưới đây cho cún.
- Các xét nghiệm hóa học và điện giải để đánh giá tình trạng của các cơ quan nội tạng và chắc chắn rằng cún của bạn không bị mất nước hoặc mất cân bằng điên giải.
- Những xét nghiệm xác định xem cún của bạn có bị giun tim, nhiễm ve hay các bệnh lây truyền không.
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần để loại trừ các vấn đề liên quan đến máu.
- Kiểm tra nước tiểu để sàng lọc nhiễm trùng đường tiết niệu và để đánh giá khả năng lọc nước tiểu của thận.
- Xét nghiệm tuyến giáp để xác định xem tuyến giác có sản sinh quá ít hoóc môn hay không.
- Kiểm tra điện tâm đồ (ECG) để xem nhịp tim có gì bất thường không. Từ đó có thể chỉ ra tình trạng suy tim tiềm ẩn.
Các xét nghiệm khác cũng có thể được thêm vào tùy theo nhu cầu của mỗi người. Bác sĩ thú y sẽ đề xuất những xét nghiệm phù hợp nhất với tình trạng của chú cún.
Xét nghiệm chăm sóc phòng ngừa bệnh không chỉ giúp phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu, dễ chữa trị nhất. Hơn nữa, nó còn giúp bạn tránh việc chi phí y tế quá cao và rủi ro lớn với sức khỏe của cún cưng. Thêm vào đó, bác sĩ thú y và chính bạn cũng sẽ nhận biết được chó của bạn có đang bị bệnh hay không. Khám bệnh định kì là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Hãy luôn là một người chủ thông thái và giữ cún cưng của mình luôn khỏe mạnh nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Mách bạn 6 nguồn hàng siêu rẻ trong kinh doanh văn phòng phẩm
Th11
Hướng dẫn chi tiết cách nuôi chim chào mào dành cho người mới
Cách nuôi mèo con lớn nhanh, khỏe mạnh
Th2
Tắm cho chó sao cho đúng
Th8
Inox Thái An đồng hành phòng chống dịch bệnh COVID-19
Th3
Cách nuôi và huấn luyện chó Becgie Đức
Th1
Cát Vệ Sinh Cho Thú Cưng Thái An
Cách chọn loại cát vệ sinh cho mèo sạch và tốt
Th8